"Thời buổi này còn ai dùng 'Thị' làm tên lót nữa, nghe vừa cũ kỹ vừa quê mùa", Mai bực bội nói với chồng.
Trước thái độ của con dâu, mẹ chồng chị giải thích "nam Văn, nữ Thị" là cách đặt tên truyền thống của người Việt. Hơn nữa, tên Hoàng Anh dễ nhầm là con trai nên thêm chữ "Thị" để phân biệt rõ ràng. Nghe vậy, Mai im lặng.
Sự khó chịu của Mai với chữ "Thị" xuất phát từ thời đi học thường bị trêu chọc bởi cái tên Phạm Thị Mai. Nhiều lần cô bị bạn bè gọi trống không là Thị Mai, thậm chí còn chệch thành Thị Mẹt với ý miệt thị.
Không dám cãi mẹ chồng, Mai dò hỏi việc đổi tên định âm thầm sửa giấy khai sinh của con nhưng thấy thủ tục khá phức tạp nên đành ngậm ngùi giữ tên hiện tại.
Phương Thanh sống tại Bắc Giang muốn đặt tên là Vũ Tuấn Tú. Khi hỏi ý kiến bố chồng, ông muốn thêm đệm "Văn" vào tên lót cháu đích tôn bởi chữ này mang ý nghĩa "người có học, công thành danh toại". Nhưng nếu thêm Tuấn Tú sau Vũ Văn khiến tên vừa dài, lại trúc trắc nên ông khuyên vợ chồng Thanh rút ngắn thành Vũ Văn Tuấn, mang ý nghĩa vừa đẹp trai, vừa tài giỏi.
Dù hiểu ý tốt của bố chồng nhưng Thanh phản đối ngay, cho rằng thời hiện đại không ai còn dùng "Văn" để làm tên đệm. Theo cô, tên Tuấn Tú đã đủ hay và ý nghĩa, không cần thêm tên lót bởi "nghe vừa lỗi thời, lại không sang".
Ở tuổi 16, Xueli là một trong những người mẫu bạch tạng nổi tiếng ở Hà Lan. Cô từng xuất hiện trên trang bìa tạp chí Vogue Italy cùng ca sĩ Lana del Rey và hợp tác với nhiều nhãn hàng nổi tiếng. Tuy nhiên, đằng sau thành công của cô gái 16 tuổi là cả quá trình nỗ lực khẳng định bản thân.
![]() |
Sinh ra với căn bệnh bạch tạng, Xueli bị cha mẹ ruột bỏ bên ngoài một trại trẻ mồ côi ở Trung Quốc. Tại quê hương cô, nhiều người vẫn coi đứa trẻ sinh ra với làn da, mái tóc trắng muốt là kẻ bị nguyền rủa, đem lại điều xui. Ở một số địa phương, những người mắc bệnh bạch tạng thường chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử. |
![]() |
Các nhân viên ở trại trẻ mồ côi lấy tên Xueli, nghĩa là "bông tuyết xinh đẹp" để đặt tên cho cô bé có vẻ ngoài khác biệt. Đến năm 3 tuổi, cô được gia đình Abbing ở Hà Lan nhận nuôi và đến sống tại thành phố Rotterdam. |
![]() |
Xueli bén duyên với nghề người mẫu vào năm 11 tuổi. Một nhà thiết kế ở Hong Kong (Trung Quốc) ra mắt bộ sưu tập thời trang để giúp cậu con trai bị sứt môi trở nên tự tin hơn và tôn vinh vẻ đẹp của sự "không hoàn hảo". Khi được mẹ nuôi Xueli liên hệ, nhà thiết kế ngỏ ý mời cô bé bạch tạng làm người mẫu trình diễn trong bộ sưu tập. "Đó là một trải nghiệm tuyệt vời", Xueli nói với BBC. |
![]() ![]() |
Sau đó, Xueli được mời tham gia một số buổi chụp hình của các nhiếp ảnh gia, trong đó có Brock Elbank. Một bức hình của Xueli được Elbank đăng trên trang cá nhân đã thu hút sự chú ý của công ty quản lý người mẫu Zebedee Talent. "Tôi nhận được lời mời từ công ty này, hỏi tôi có muốn tham gia cùng họ trong sứ mệnh nói lên tiếng nói của người khuyết tật trong ngành công nghiệp thời trang hay không. Tôi đã không do dự mà gật đầu". |
![]() |
Tháng 6/2019, hình ảnh Xueli xuất hiện trên trang bìa Vogue Italia nhận được nhiều lời tán thưởng. "Khi đó, tôi không biết tạp chí đó nổi tiếng như thế nào và phải mất một thời gian tôi mới hiểu tại sao mọi người hào hứng như vậy". |
![]() |
Vì làn da nhạy cảm và mắt yếu, không chịu được ánh sáng mạnh, Xueli gặp nhiều khó khăn để thích nghi với ống kính. Trong phần lớn ảnh, Xueli nhắm hoặc hé mắt, chỉ mở khi không có đèn flash song điều này cũng được cho trở thành điểm thu hút riêng ở cô. "Quản lý của tôi thường nói trước về điều này cho các nhãn hàng để họ cân nhắc". |
![]() |
Tận dụng sức ảnh hưởng từ công việc người mẫu, Xueli tích cực tham gia các chiến dịch nâng cao nhận thức về bệnh bạch tạng. "Tôi muốn những đứa trẻ bị bệnh bạch tạng khác hoặc bất kỳ dạng khuyết tật, dị tật nào biết chúng có thể làm và trở thành bất cứ điều gì chúng muốn. Đối với tôi, tôi khác biệt ở một số khía cạnh nhưng không có nghĩa là điều đó ngăn tôi chứng tỏ bản thân. Tôi yêu thể thao và leo núi, tôi có thể làm điều đó tốt như bất kỳ ai khác", Xueli chia sẻ. |
Theo Zing
26 tuổi, đi qua 18 quốc gia trên thế giới, từng nhận rất nhiều giải thưởng, nữ bác sĩ trẻ Đỗ Phạm Nguyệt Thanh mơ ước xây dựng Cộng đồng nguồn tạng sống cho y học Việt Nam.
" alt=""/>Cô bé bị bố mẹ bỏ rơi thành người mẫu nổi tiếngẢnh minh họa.
Hãy trở lại với mục đích kèm con học bài. Mục đích kèm con làm bài tập là mong muốn hai điều: năng suất cao, chất lượng cao.
Chính vì thế vừa nhìn thấy con trẻ lề mề hoặc không nghiêm túc, liền nói với trẻ rằng phải tranh thủ thời gian, phải chăm chú làm. Ngày ngày kèm con học, những câu nói này gần như ngày nào cũng nói, vì gần như mọi đứa trẻ đều không thể ngồi yên một chỗ một lúc lâu, hầu hết cũng không thể làm bài tập thật trơn tru.
Lúc đầu trẻ còn để ý đến lời của bố mẹ, thời gian dài sẽ không để tâm nữa, điều này khiến phụ huynh tỏ ra bực bội khi nói, trẻ liền bắt đầu tỏ ra chống đối bố mẹ, và thế là sự việc bắt đầu rơi vào vòng tuần hoàn xấu.
Bản tính của con người là theo đuổi sự tự do, bất kỳ công việc nào mà trẻ thích làm, khi nó biến thành một công việc bị giám sát để hoàn thành, khiến người ta cảm thấy không tự do, niềm hứng thú ẩn chứa trong đó sẽ hoàn toàn không còn nữa. Thời gian bố mẹ kèm con học càng dài, vai diễn mà họ đóng càng giống giám sát viên.
Và trẻ sẽ không bao giờ thích một giám sát viên, cùng lắm bề ngoài chúng tỏ ra phục tùng, nhưng trong lòng lại tuyệt đối không chịu nghe lời anh ta. Chính vì thế, kèm con làm bài tập, không thể bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ, mà là phá vỡ một thói quen tốt.
Bạn hỏi rằng, thế nếu trẻ không hoàn thành bài thì sao? Câu trả lời là: một vài hôm như thế cũng chẳng sao cả. Thông thường trẻ nào cũng sợ giáo viên và không muốn mình thua kém bạn bè. Bạn có thể nói trước với cô giáo về cách rèn trẻ ở nhà của bạn, và nhờ cô kiểm tra bài của con bạn. Bạn cũng nên nhờ cô giáo nhắc nhở con nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc rằng: "Lần sau con cần phải hoàn thành bài tập trước khi đến lớp!".
Một thắc mắc nữa: thế nếu trẻ chỉ làm bài cho xong mà không quan tâm tới chất lượng bài thì sao? Câu trả lời cũng như ở câu hỏi trên: chẳng sao cả. Hãy để chuyện đó xảy ra để giáo viên có cơ hội nhận xét và yêu cầu trẻ có ý thức làm bài cẩn thận.
Bạn có thể vẫn thấy không yên tâm nếu giao toàn bộ việc học cho con. Đừng lo, vẫn có những việc ta có thể giúp con: Ở giai đoạn đầu, bạn có thể giúp trẻ tổng hợp các yêu cầu bài tập trong ngày vào đầu giờ tự học. Bạn giao hẹn khi nào con cần hỏi gì thì con có thể ra đâu để hỏi bố mẹ. Sau khi con học xong, con ra bố mẹ kiểm tra để xem kết quả tự học của con ra sao, con có cần giúp đỡ hay điều chỉnh gì không.
Nếu hết giờ tự học mà con vẫn chưa xong bài, con vẫn phải gấp sách vở để đi ngủ (nếu bài thực sự nhiều, con chưa xong thì thêm cho con tối đa là 15 phút để hoàn thành, sau đó sẽ điều chỉnh lượng thời gian vào ngày hôm sau sao cho hợp lý).
Làm cách này không có nghĩa là bố mẹ không quan tâm tới việc học của con. Trái lại, bạn cần quan tâm nhiều hơn, hiểu trẻ nhiều hơn, và cần phối hợp với giáo viên của con chặt chẽ hơn. Sau một thời gian, trẻ sẽ học được cách sắp xếp kế hoạch học tập hợp lý; và rèn thói quen làm việc tập trung, nghiêm túc dù không có ai giám sát.
Theo Gia đình và Xã hội
Nhiều phụ huynh Nhật Bản thay con đi xem mặt, ghi danh tham dự các sự kiện hẹn hò, mai mối với hy vọng tìm được chàng rể, nàng dâu ưng ý.
" alt=""/>Tại sao không nên kèm con học bài? Hiểu điều này cha mẹ sẽ đồng ý ngay!